Tháng 3/2023, Trường ĐH Cần Thơ tiếp tục phê duyệt danh sách 11 giảng viên đi đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 89, trong đó, đào tạo trong nước là 3 giảng viên và ở nước ngoài là 8 giảng viên. Số giảng viên này đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt. Tuy nhiên việc này cũng có những mặt trái nhất định.
Cách đây chưa lâu Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Cần Thơ thu hồi kinh phí đào tạo của một số giảng viên đi học tiến sĩ ở nước ngoài, bằng ngân sách nhà nước, nhưng hết thời gian gia hạn học tập, không báo cáo tiến độ học tập, hoặc báo cáo nhưng không đúng mẫu, không có xác nhận của cơ sở đào tạo.
PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay, sau khi nhà trường thực hiện tự chủ, đã viết lại đề án vị trí việc làm, trong đó có nhiều ưu đãi cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu. Nhà trường không trực tiếp có những chính sách như thưởng công bố nghiên cứu khoa học, ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học nhưng đang có nhiều chính sách ủng hộ gián tiếp cho cán bộ giảng viên, để họ thấy xứng đáng với công việc cũng như thu hút người tới trường làm việc.
Về thu nhập, ông Phúc cho hay khi thực hiện tự chủ, thu nhập của giảng viên tăng lên. Nếu ngày xưa, một số vị trí thu nhập chưa hợp lý, công việc không nhiều nhưng thu nhập cao hơn đội ngũ chính thức, trực tiếp giảng dạy, nay đã có sự tương xứng.
Hiện, mức lương của cán bộ, giảng viên đã tăng lên, đặc biệt là những giảng viên là tiến sĩ trẻ mức lương thay đổi so với trước đây khá nhiều. Nhà trường thực hiện trả lương và thu nhập cho cán bộ, giảng viên làm hai lần trong tháng, trong đó ngày 15 hàng tháng là lương theo hệ số còn ngày 5 là lương theo vị trí việc làm.
Nghĩa là một giảng viên nếu thực hiện hơn công việc được giao sẽ được hưởng thêm. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng thừa nhận khó khăn trong việc thu hút nhân lực có trình độ cao hiện nay đó là tạo môi trường làm việc tốt.
“Một số chính sách còn bất cập như chưa chấp nhận một người thầy chuyên giảng dạy mà ít làm nghiên cứu, còn có những người chuyên làm nghiên cứu và ít giảng dạy. Hiện nay, chúng ta vẫn yêu cầu giảng viên phải có nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 tức vừa giảng dạy và nghiên cứu ở một mức nhất định.
Trong khi đó, ở nhiều nước cho phép giảng viên có thể thiên về giảng dạy và chấp nhận người ấy chỉ giảng dạy, không tham gia nghiên cứu khoa học, đồng nghĩa với việc họ chỉ được nhận phí ở phần tham gia giảng dạy.
Hay có những giáo sư chuyên về nghiên cứu, tập trung hết thời gian nghiên cứu và được nhà trường hoàn toàn tạo điều kiện, đồng nghĩa với việc sẽ không nhận thu nhập giảng dạy. Điều đó có nghĩa họ linh động cho giảng viên lựa chọn lĩnh vực để phục vụ”- ông Phúc nói.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ở Việt Nam, việc nghiên cứu khoa học liên quan đến kinh phí và nhiều thủ tục khác dẫn đến việc nhiều giảng viên thích làm giảng dạy thuần tuý. Do vậy, các trường không thể quy định hoàn toàn để giảng viên giảng dạy nhưng phần nào đó có thể linh hoạt hơn bằng cách giao việc này cho các trường được tự quyết, đặc biệt là các trường được tự chủ.
Lúc này, tuỳ vào sự phát triển của nhà trường, nhà trường sẽ tự phân công công việc làm sao phù hợp với sự phát triển của nhà trường.
Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, chính quyền đã xóa 116,6 tỉ USD nợ vay sinh viên cho hơn 3,4 triệu người Mỹ.
Nguồn gốc của khoản vay nợ sinh viên
Khái niệm “vay nợ sinh viên” (student loan debt) xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 như một phần của phong trào nhằm mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người dân Mỹ. Mục đích của phong trào là cung cấp một “cứu cánh tài chính” cho những người mong muốn theo đuổi nền giáo dục đại học nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện điều đó.
Năm 1958, Đạo luật Giáo dục Quốc phòng (NDEA) được thông qua dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower với mục đích chủ yếu thúc đẩy giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, toán học và ngoại ngữ. Đạo luật thiết lập khuôn khổ cho sự tham gia của hệ thống liên bang vào việc cho sinh viên vay vốn, cung cấp các khoản vay cho sinh viên theo đuổi giáo dục đại học trong các lĩnh vực nghiên cứu được chỉ định.
NDEA đã đặt nền móng cho các chương trình cho vay sinh viên liên bang ngày nay. Trong những thập kỷ tiếp theo, một loạt các đạo luật lập pháp khác đã tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các sáng kiến này, củng cố vai trò của chính phủ liên bang trong việc tài trợ cho giáo dục đại học.
2 loại khoản vay
Khoản vay liên bang
Các khoản vay liên bang, do Bộ Giáo dục Mỹ quản lý, là nền tảng hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Khoản này được đặc trưng bởi lãi suất cố định, các kế hoạch trả nợ khác nhau phù hợp với hoàn cảnh tài chính của người đi vay và một loạt các biện pháp bảo vệ người đi vay.
Những biện pháp bảo vệ này bao gồm hoãn trả nợ và khả năng xóa nợ khoản vay trong các điều kiện cụ thể. Các khoản vay liên bang còn được phân loại thành các khoản cho vay trợ cấp trực tiếp, các khoản cho vay không trợ cấp trực tiếp và các khoản cho vay PLUS (khoản vay dành cho phụ huynh dành cho sinh viên đại học).
Khoản vay tư nhân
Ngược lại, các khoản vay dành cho sinh viên tư nhân được cung cấp bởi những bên cho vay tư nhân, chẳng hạn như ngân hàng và hiệp hội tín dụng.
Khoản này có thể có lãi suất cố định hoặc thay đổi và thường không đưa ra mức độ bảo vệ người vay giống như các khoản vay liên bang. Các khoản vay tư nhân thường được tìm kiếm bởi những sinh viên cần nguồn tài trợ bổ sung ngoài những gì khoản vay liên bang có thể cung cấp.
Tổng nợ vay vượt 1,5 nghìn tỷ USD
Khi chi phí giáo dục đại học tại Mỹ tiếp tục tăng, ngày càng nhiều sinh viên và gia đình chuyển sang vay vốn để giảm tải gánh nặng tài chính.
Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về tổng nợ vay sinh viên ở Mỹ. Theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang, tổng nợ vay sinh viên đã vượt 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2021, khiến đây trở thành loại nợ tiêu dùng lớn thứ hai ở nước này, sau nợ thế chấp.
Chi phí học đại học tại Mỹ đã tăng đều đặn trong 30 năm qua. Cụ thể, học phí tại các trường cao đẳng công lập hệ 4 năm đã tăng từ 4.160 USD lên 10.740 USD và từ 19.360 USD lên 38.070 USD tại cơ sở tư nhân (đã điều chỉnh theo lạm phát).
Khi chi phí tăng lên, nhu cầu về các khoản vay dành cho sinh viên và các hình thức hỗ trợ tài chính khác cũng tăng theo. Ước tính, hơn một nửa số sinh viên Mỹ đã rời trường vì nợ nần.
Một vài số liệu về nợ vay sinh viên ở Mỹ, theo Tạp chí Forbes (cập nhật đến ngày 16/7/2023)
1,75 nghìn tỷ USD trong tổng nợ vay sinh viên (bao gồm các khoản vay liên bang và tư nhân)
Trung bình mỗi người vay nợ 28,950 USD
Khoảng 92% tổng số nợ sinh viên là các khoản vay sinh viên liên bang; số tiền còn lại là khoản vay sinh viên tư nhân
55% sinh viên từ các trường công lập 4 năm có khoản vay sinh viên
57% sinh viên từ các tổ chức giáo dục tư nhân 4 năm phải gánh nợ giáo dục
" alt=""/>Nguyên nhân chính phủ Mỹ tạo ra chương trình vay nợ sinh viên